Số hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard nói trên có nguồn gốc từ Hà Lan và được bán cho Jordan vào năm 2013 với giá 21 triệu euro. Chỉ 10 năm sau,ỹchigấpđểmuapháophòngkhôngtựhàv9bet | v9bet88 | link đăng ký nhà cái v9bet chính thức 2022 Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua số Gepard đó từ Jordan với giá 110 triệu euro, theoDe Telegraaf.
Tuy Bộ Quốc phòng Hà Lan không bình luận về hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard được mua lại cho việc sử dụng ở Ukraine, nhưng một phát ngôn viên nói với De Telegraafrằng đó là một mức giá hợp lý vào thời điểm này, và "tình hình địa chính trị" hiện đã thay đổi nên ảnh hưởng đến giá trị của hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard.
Gepard, vũ khí do Đức thiết kế lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào thập niên 1970, được thiết kế để sử dụng chống lại máy bay và trực thăng. Ông Han Bouwmeester, cựu thiếu tướng Hà Lan và hiện là giáo sư quân sự, nhận định với De Telegraafrằng Gepard cũng có hiệu quả cao đối với máy bay không người lái, đặc biệt là chống lại loại máy bay không người lái Shahed do Nga thường sử dụng để tấn công Ukraine.
Hai khẩu pháo của Gepard có thể bắn 550 quả đạn/phút và đây là vũ khí chống máy bay không người lái tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc phóng tên lửa đắt tiền từ các hệ thống phòng không như IRIS-T hay Patriot.
Mỹ chi gấp 5 để mua pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine
Đức cũng đã gửi cho Ukraine gần 50 hệ thống Gepard, trong đó có thêm 3 hệ thống được chuyển giao vào ngày 20.10.
Khi kho vũ khí ngày càng bị thu hẹp, Mỹ đã theo đuổi nhiều biện pháp khác nhau để tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 4.10 thông báo số đạn dược bị tịch thu từ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã được Mỹ chuyển cho Ukraine, theo trang The Kyiv Independent.
Trong cuộc gặp tại Washington D.C ngày 13.11, Ngoại trưởng Antony Blinken đã hứa với Chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andriy Yermak rằng Mỹ sẽ duy trì sự hỗ trợ của mình đối với Ukraine, theo AFP.
"Trong tất cả các cuộc trò chuyện với chính phủ Ukraine, chúng tôi đều nói rõ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng họ và sẽ tiếp tục ủng hộ họ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với các phóng viên. Ông Miller cho biết thêm Ngoại trưởng Blinken đã nói chuyện với ông Yarmak về "các bước chúng tôi có thể thực hiện cùng với Ukraine để củng cố cơ sở hạ tầng cho mùa đông sắp tới", Miller nói.
Israel bán hệ thống phòng không mạnh cho thành viên NATO giáp Nga
"Vào mùa đông năm ngoái, chúng tôi đã chứng kiến Nga cố gắng đánh sập các địa điểm năng lượng ở Ukraine. Rất có thể họ sẽ làm điều đó một lần nữa", ông Miller nhận định.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12.11 nói rằng Kyiv nên sẵn sàng cho mùa đông sắp tới khi Nga được dự báo sẽ tăng cường tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng như năm ngoái. Các cuộc tấn công vào lưới điện Ukraine khi đó khiến hàng ngàn người không có năng lượng sưởi ấm và sinh hoạt trong mùa đông.